Sáng Từ 8h đến 12h
Chiều Từ 13h30 đến 17h
Tất cả các ngày trong tuần.
Trừ thứ 2 đầu tiên hàng tháng
Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những yếu tố cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là những quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm các quan điểm về giải phóng dân tộc, giai cấp và con người, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về sức mạnh của nhân dân và khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; tư tưởng về phát triển kinh tế, văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; tư tưởng về đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, tư tưởng về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch vững mạnh, cán bộ đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là công bộc trung thành của nhân dân. Đặc biệt, tư tưởng Hồ Chí Minh về bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân đã thể hiện được tầm nhìn của Người về việc xây dựng một nước Việt Nam mới đủ mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu.
Về tìm người tài đức, ngay từ khi nhà nước non trẻ Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời, để chống lại thù trong giặc ngoài, kháng chiến, kiến quốc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vài trò quyết định vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam là vấn đề con người. Tìm kiếm và lựa chọn người tài đức ra gánh vác công việc của nước nhà là ưu tiên của nhà nước Việt Nam lúc bấy giờ. Đối với nước nhà, nhân tài không thiếu, chỉ có nhà nước không phát hiện được nhân tài mà thôi. Biện pháp tìm kiếm người tài đức đối với Người cần phải điều tra và báo cáo. Hồ Chí Minh nói: “Nước nhà cần kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài, có đức. E chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thâu. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận. Nay muốn sửa đổi điều đó và trọng dụng những kẻ hiền năng, địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có nhiều người tài đức, có thể làm việc ích nước, lợi dân thì phải báo cáo ngay cho chính phủ biết. Báo cáo phải nói rõ: Tên tuổi, nghề nghiệp, tài năng, nguyện vọng và chỗ ở của người đó. Hạn trong một tháng, các cơ quan địa phương phải báo cáo cho đủ” 1. Và cũng theo Người, “các UBND làng, phủ là hình thức chính phủ ở địa phương, phải chọn trong những người có tâm, trung thành, sốt sắng với quyền lợi dân chúng, có năng lực làm việc được tất cả nhân dân tín nhiệm. Không thể nhờ tiền tài hay một thế lực gì khác mà chui lọt vào ủy ban đó”2.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với bầu cử Quốc Hội và Hội đồng nhân dân
Về đạo đức của người đại biểu quốc hội – người đại biểu nhân dân, Người cho rằng đó phải là những người không chỉ có tài, có năng lực mà còn phải là những người có đạo đức cách mạng, luôn đi tiên phong về mọi mặt để gánh vác những công việc trọng đại của đất nước mà nhân dân giao cho mình. Người nói: “Để xứng đáng với vinh dự to lớn là người đầy tớ tuyệt đối trung thành của nhân dân, các đại biểu quốc hội và các bộ chính quyền cần phải: Thực hành cần, kiệm, liêm, chính; chí công, vô tư. Gương mẫu về mọi mặt: đoàn kết, công tác, học tập, lao động. uôn giữ vững tác phong khiêổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà”. Như vậy, tổng tuyển cử là dịp dể thực hiện quyền là chủ đất nước của toàn dân, một dịp để người dân lựa chọn những người xứng đáng, có tài, có đức để trao quyền gánh vác việc nước, như vậy là thực hiện cơ chế ủy quyền. Đã là cơ chế ủy quyền thì phải trực tiếp đi bầu cử, trực tiếp lựa chọn người đủ tiêu chuẩn chứ không nhờ người khác đi bầu hộ minh. Hồ Chí Minh khẳng định quyền tự do, bình đẳng trong bầu cử. Người nói: “Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử”. Như vậy, không ai có quyền hạn chế quyền ứng cử của những người muốn ganh vác công việc của đất nước. Người còn khẳng định tất cả các công dân đều có quyền bầu cử, quyền lựa chọn người đại biểu cho mình, không có sự phân biệt đối xử “hễ là công dân thì có quyền đi bầu cử. Không chia trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam đều có hai quyền đó”. “Vi lẽ đó, cho nên tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết. Do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra quốc hội, quốc hội đó sẽ cử ra chính phủ”. Như vậy, “chính phủ là chính phủ của toàn dân” 3.
Về mục tiêu của bầu cử, Hồ Chí Minh khẳng định bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân là sự lựa chọn những đại biểu cho trí tuệ, ý chí đoàn kết thống nhât một lòng một dạ phục vụ nhân dân. Người nói: “quốc hội là đại biểu cho lợi ích của nhân dân. Quốc hội phải có những đại biểu thật xứng đáng, những đại biểu một lòng, một dạ phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vu CNXH. Lựa chọn những đai biểu như vậy là quyền lợi và nghĩa vụ của người cử tri. Chúng ta cần nhớ rằng lá phiếu của người cử tri có giá trị rất quý” 4.
Về việc hưởng quyền dân chủ của nhân dân trong bầu cử, Người cho rằng đây là một quyền thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam mà dưới chế độ xã hội cũ nhân dân ta đã bị tước mất quyền đó. Vào năm 1946, nhân dân ta đã tiến hành thắng lợi Cách mạng Tháng Tám, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Người nói: “Ngày mai là ngày sung sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày tổng tuyển củ, vì ngày mai là ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình” 5. Lá phiếu của cử tri tuy khuôn khổ nhỏ bé, nhưng giá trị của nó thì vô cùng to lớn. Nhân dân ta đã trải qua biết bao gian khổ, hy sinh biết bao xương máu trong cuộc cách mạng đánh đổ thực dân phong kiến mới giành được nó. Nó chứng tỏ chế độ dân chủ, tự do của Nhà nước ta và quyền làm chủ thực sự của mỗi người công dân ta. Vì vậy, đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử là quyền lợi quý báu, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người cử tri. Phải đi bỏ phiếu để tự mình lựa chọn những người xứng đáng thay mặt mình trong quốc hội”6. “Hôm tổng tuyển cử phải là ngày rất long trọng,rất vui vẻ của nhân dân ta. Chúng ta phải tổ chức, giải thích, tuyên truyền và cổ động cho thật rộng khắp, Sao cho mọi người phấn khởi làm trọn nhiệm vụ công dân của mình trong cuộc tổng tuyển cử này” 7.
Về người được ứng cử làm đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân, Hồ Chí Minh cho đó là một vinh dự lớn, vinh dự được tin tưởng, vinh dự được gánh vác một phân công việc của đất nước. “Chúng tôi nhân thấy rằng được đồng bào đưa ra ứng cử là một vinh dự lớn. Người được bầu và người không được bầu đều vui vẻ, phấn khởi và cảm ơn đồng bào”8.
Tóm lại, Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng của người cũng thật sâu sắc. Tư tưởng Người nói chung và tư tưởng của Người về bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân nói riêng luôn xoay quanh việc giải phóng giai cấp, giải phóng con người và luôn hướng tới lợi ích của nhân dân, dân tộc Việt Nam và còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay./.
Chú thích:
1 Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tìm người tài đức, Báo Cứu Quốc số 411, ngày 20/11/1946.
2 Hồ Chí Minh. Năm 1945.
3 Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ý nghĩa tổng tuyển cử, Báo Cứu Quốc, số 130, ngày 31/12/1945.
4 Bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại cuộc mít tinh của nhân dân thủ đô chào mừng các vị ứng cử đại biểu Quốc hội khoa II ra mắt cử tri ngày 25/4/1960.
5 Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Kêu gọi quốc dân bỏ phiếu, Báo Cứu Quốc, ngày 06/01/1946.
6 Hồ Chí Minh.Năm 1964.
7 Hồ Chí Minh.Năm 1960.
8 Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 10, Tr.131.